Buổi sơ khai Ngôi sao năm cánh

Nền văn minh Sumer

Việc sử dụng ngôi sao năm cánh đầu tiên được tìm thấy ở các văn bản của nền văn minh Lưỡng Hà vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Hình ngôi sao năm cánh được dùng như một biểu tượng cho từ UB có nghĩa là góc, cạnh, căn phòng nhỏ,hang lỗ, hầm bẫy. Ở Babylon, các cạnh của ngôi sao năm cánh được định hướng: phía trước, phía sau, trái, phải, và trên. Những hướng dẫn này mang ý nghĩa chiêm tinh, tượng trưng cho năm hành tinh Sao Mộc, Sao Thủy, Sao Hỏa, Sao Thổ, và Sao Kim như là Nữ hoàng của bầu trời (thần Ishtar).

Học thuyết Pythagoras

Học thuyết Pythagoras gọi ngôi sao năm cánh là ύγιεια Hygieia (tên nữ thần Sức khoẻ trong Hy Lạp) và nhìn nó như một sự hoàn mỹ toán học (xem phân đoạn hình học dưới).

Năm đỉnh tượng trưng cho năm yếu tố:

  • ὕδωρ, hydor, nước
  • γαῖα, gaia đất
  • ἰδέα, hay ἱερόν, Hieron "chất thần thánh"
  • εἱλή, heile, lửa
  • ἀήρ, aer, không khí

Năm đỉnh này cũng được dán nhãn theo các ký tự υ-γ-ι-ει-α. Trật tự (theo hoặc ngược chiều kim động hồ) và bắt đầu từ những đỉnh khác nhau.

Ngôi sao năm cánh theo học thuyết Pythagoras tượng trưng cho lý thuyết Pentemychos. Pentemychos có nghĩa là năm cái hốc hay năm căn phòng. Đây là tiêu đề cho công trình được viết bởi người thầy của PythagorasPherecydes xứ Syros [6]. Pentemychos là nơi ở đầu tiên của những thứ hình thành nên vũ trụ trước khi nó xuất hiện. Pentemychos trong Tartarus cũng được biết đến với tên gọi Những cánh cổng của Địa ngục

Trong tư tưởng Hy Lạp cổ, Tartarus (hay Chaos, theo Hesiod) là Bóng tối sơ khai có từ khi vũ trụ được sinh ra, nó được cất giữ cẩn thận. Sau sự nảy sinh và sắp xếp của vũ trụ, nó vẫn tiếp tục có ảnh hưởng. Trên thực tế, nó được biết đến như là "Nơi đánh bại cà Thần thánh và Con người" (Homer). Trái Đất lấy Linh hồn và Ma quỷ từ Tartaros. Krater-chiếc bình rượu- là cánh cổng dẫn từ Nơi đây tới Nơi đó,là con đường đối diện, xuất hiện trong các truyền thuyết dẫn lỗi cho những anh hùng, nhà triết học, thầy phù thuỷ xuống Tartarus hay Địa Ngục để tìm kiếm sự thông thái. Thế giới bên kia giống như một kho nguồn của sự thông thái chính là tiền đề của hành động đó.

Tartarus sau này được xem như Vương quốc Âm phủ, là nơi mà tất cả kẻ thù của vũ trụ bị giam cầm, và được gọi là Nhà tù của thần Zeus hay Bức tường phòng vệ của thần Zeus.

Học thuyết huyền bí của châu Âu

Heinrich Cornelius Agrippa và một số nhóm người khác đã duy trì tình phổ biến của ngôi sao năm cánh giống như là một biểu tượng ma thuật, bằng việc giữ lại sự qui kết của học thuyết Pythagoras về năm yếu tố gắn với năm đỉnh. Vào giữa thế kỷ 19, nét khác biệt đã được phát triển trong các nhà huyền bí bằng việc lưu tâm, kính trọng sự định hướng của ngôi sao năm cánh. Cùng với một đình lẻ phía trên, nó mô tả tinh thần chỉ huy, đứng đầu bốn yếu tố vật chất còn lại, và trở thành điềm tốt.

Tuy nhiên, Eliphas Levi, một thuật sĩ có tầm ảnh hưởng đã gọi nó là tội lỗi, là điềm gở mỗi khi biểu tượng này xuất hiện với chiều đảo ngược.

"Một ngôi sao năm cánh ngược, với hai đỉnh hướng lên trên, là biểu tượng của cái ác, của tội lỗi và thu hút những thế lực xấu xa bởi vì nó đảo lộn trật tự đúng đắn của mọi vật và biểu lộ chiến thắng của vật chất hơn tinh thần. Nó là thú tính thèm khát tấn công thiên đường cùng với chiếc sừng, một biểu tượng đáng bị những người thụ giáo nguyền rủa."[7]"Hãy để chũng ta giữ hình Ngôi sao luôn đúng với năm đỉnh của nó, cùng với tam giác cao nhất hướng thẳng lên thiên đường, đó là vị trí của sự thông thái, và nếu hình bị đảo ngược, sự lầm lạc và tội ác sẽ xuất hiện."[8]
  • Người trong Ngôi sao năm cánh, bức Libri tres de occulta philosophia của Heinrich Cornelius Agrippa.Năm ký hiệu tại năm đỉnh ngôi sao là thuật chiêm tinh.
  • Một ngôi sao năm cánh khác từ sách Agrippa. Nó mang những ký tự của học thuyết Pythagoras xung quanh vòng tròn.
  • Ngôi sao năm cánh của thuật sĩ Eliphas Levi,được ông xem xét như là một biểu tượng của thế giới vi mô hay con người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngôi sao năm cánh http://freemasonry.bcy.ca/anti-masonry/pentagram.h... http://www.post-gazette.com/magazine/20000927witch... http://www.symbols.com/encyclopedia/27/2721.html http://mathworld.wolfram.com/Pentagram.html/ http://users.marshall.edu/~brown/nauvoo/nt-parent.... http://users.marshall.edu/~brown/nauvoo/symbols.ht... http://jwilson.coe.uga.edu/emt669/Student.Folders/... http://www.cs.utk.edu/~mclennan/BA/PP.html/Ng%C3%B... http://flagspot.net/flags/ma.html http://symboldictionary.net/?p=378